Huyền thoại Suối nguồn sự sống

Biểu tượng Theotokos, Suối nguồn sự sống của Nga, thế kỷ 17.

Bên ngoài thành phố Constantinople, ở gần Cổng Vàng (Porta Aurea) có một khu rừng. Tại đây, một đền thờ đã được xây dựng dành riêng cho Theotokos với một suối nước. Theo thời gian, khu rừng ngày càng trở nên rậm rạp, đền thờ bị quyên lãng và suối nước bốc mùi hôi thối[6].

Các tài liệu truyền thống xung quanh ngày lễ "Suối nguồn sự sống" được ghi lại trong Nikephoros Kallistos Xanthopoulos, được viết bởi các tác giả sử học cuối cùng của Giáo hội Hy Lạp, lan truyền rộng rãi vào khoảng năm 1320. Theo đó, danh hiệu này bắt đầu với một phép lạ đã xảy ra liên quan đến một người lính tên là Leo Marcellus, người sau này là Hoàng đế Byzantine Leo I. Vào ngày 4 tháng 4 năm 450[6][7], Leo đi ngang qua một khu rừng và bắt gặp một người đàn ông mù đang bị lạc đường. Leo thương hại nên đã dẫn ông ta đến con đường cho ông ngồi trong bóng râm rồi đi tìm nước cho ông ta uống.

Bất thình lình, Leo nghe một giọng nói với ông: "Đừng lo lắng, Leo, đừng đi tìm nước ở nơi nào khác mà nước ở ngay đây". Khi nhìn ra xung quanh, Leo không thấy có ai và cũng không thấy dòng nước nào. Sau đó anh lại nghe thấy tiếng nói một lần nữa: "Leo, Hoàng đế, hãy đi vào rừng, anh sẽ tìm thấy nước và đưa nó cho người đàn ông. Sau đó hãy lấy bùn [từ dòng suối] và đặt nó lên mắt của người mù.... Và hãy xây dựng một đền thờ tại đây... tất cả những ai đến đây sẽ được đáp ứng lời cầu xin của họ."

Leo đã làm theo tiếng nói và khi Leo lấy bùn đặt lên mắt người mù thì mắt người này sáng lại.

Sau khi đã trở thành hoàng đế, Leo đã cho xây một nhà thờ to lớn ở đây để dành riêng cho các Theotokos, và dòng nước tiếp tục chữa trị bệnh tật một cách thần kỳ, đem lại sự sống từ cõi chết, thông qua việc cầu nguyện với Theotokos, và do đó nó được gọi là "Suối nguồn sự sống".